[CPP T11 WEEKLY CONTEST 2024]. TEST 3. VÒNG LẶP, LÝ THUYẾT HÀM
[Vòng Lặp Cơ Bản]. Bài 19. Chữ số siêu nguyên tố
Nộp bàiPoint: 100
Cho số nguyên N, nếu tất cả các chữ số của nó đều là số nguyên tố thì nó được coi là số có chữ số siêu nguyên tố.
Bạn hãy kiểm tra số N đã cho có thỏa mãn là số có chữ số siêu nguyên tố hay không, nếu có in ra 28tech, ngược lại in ra 29tech.
Đầu vào
- Dòng duy nhất chứa N
Giới hạn
- 0<=N<=10^18
Đầu ra
In ra 28tech hoặc 29tech
Ví dụ :
Input 01
235775
Output 01
28tech
Input 02
77782
Output 02
29tech
[Vòng Lặp Cơ Bản]. Bài 20. Chữ số thứ 2
Nộp bàiPoint: 100
Cho số nguyên N, bạn hãy kiểm tra xem 2 chữ số là số thứ 2 tính từ trái qua phải và số thứ 2 tính từ phải qua trái của N có cùng tính chất chẵn lẻ hay không ?
Ví dụ N = 1234789 thì số thứ 2 từ trái qua phải là số 2 và số thứ 2 từ phải qua trái là số 8 có cùng tính chất chẵn lẻ (cùng chẵn hoặc cùng lẻ).
Bạn hãy kiểm tra số N đã cho có thỏa mãn có 2 chữ số thứ 2 tính từ trái qua phải và từ phải qua trái có cùng tính chất chẵn lẻ hay không, nếu có in ra 28tech, ngược lại in ra 29tech.
Đầu vào
- Dòng duy nhất chứa N
Giới hạn
- 10<=N<=10^18
Đầu ra
In ra 28tech hoặc 29tech
Ví dụ :
Input 01
13
Output 01
28tech
Input 02
123456789
Output 02
28tech
Input 03
1234567895
Output 03
29tech
[Hàm Cơ Bản]. Bài 16. Liệt kê số đẹp trong đoạn
Nộp bàiPoint: 100
Một số được coi là số đẹp nếu tất cả các chữ số của nó đều là số chẵn hoặc đều là số lẻ, bạn hãy liệt kê số đẹp như vậy trong đoạn giữa 2 số [a, b].
Bài này có thể làm như sau : Tách ra chữ số hàng đơn vị của N để biết nó chữ số chẵn hay lẻ, lưu lại tính chất này và tách các chữ số còn lại, nếu có 1 chữ số nào tách được khác tính chất chẵn lẻ với chữ số hàng đơn vị thì return false.
Ví dụ N = 12345 thì mình sẽ biết 5 là lẻ, giờ tách được chữ số không phải là lẻ thì mình return false luôn, sau while thì được phép return true.
Gợi ý :
bool sodep(int n){
//code here
}
int main(){
int a, b;
cin >> a >> b;
for(int i = a; i <= b; i++){
if(sodep(i)){
cout << i << " ";
}
}
}
Đầu vào
• Dòng duy nhất chứa 2 số nguyên a, b
Giới hạn
• 0<=a<=b<=10^6
Đầu ra
• In ra các số đẹp trong đoạn [a, b], các số viết cách nhau 1 dấu cách
Ví dụ :
Input 01
0 31
Output 01
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 11 13 15 17 19 20 22 24 26 28 31
[Hàm Cơ Bản]. Bài 17. Tổng chữ số nguyên tố
Nộp bàiPoint: 100
Một số được coi là số đẹp nếu tổng chữ số của nó có tận cùng là 1 số nguyên tố, ví dụ N = 237625 có tổng chữ số là 25 có chữ số 5 tận cùng là 1 số nguyên tố.
Bạn hãy liệt kê những số đẹp như vậy trong đoạn [a, b], nếu không tồn tại số đẹp nào trong đoạn giữa 2 số [a, b] thì bạn phải in ra cụm từ "NOT FOUND"
Đầu vào
• Dòng duy nhất chứa 2 số nguyên a, b
Giới hạn
• 0<=a<=b<=10^6
Đầu ra
• In ra các số đẹp trong đoạn [a, b], các số viết cách nhau 1 dấu cách. Nếu không tìm được số đẹp nào thì in ra "NOT FOUND"
Ví dụ :
Input 01
10 60
Output 01
11 12 14 16 20 21 23 25 30 32 34 39 41 43 48 49 50 52 57 58
Input 02
17 18
Output 02
NOT FOUND
[Vòng Lặp Cơ Bản]. Bài 17. Tần suất nguyên tố 2
Nộp bàiPoint: 200
Cho số nguyên N, hãy đếm xem mỗi chữ số nguyên tố (2, 3, 5, 7) của N xuất hiện bao nhiêu lần và in ra theo thứ tự xuất hiện trong N, nếu chữ số nào không xuất hiện thì không in.
Đầu vào
- Dòng duy nhất chứa N
Giới hạn
- 0<=N<=10^18
Đầu ra
In ra các chữ số nguyên tố kèm số lần xuất hiện của nó
Ví dụ :
Input 01
77722723
Output 01
7 4
2 3
3 1
[Vòng Lặp Cơ Bản]. Bài 18. Giải phương trình 3 ẩn
Nộp bàiPoint: 200
Cho phương trình x + y + z = N, đếm số nghiệm nguyên không âm (x, y, z) của phương trình thỏa mãn x >= a, y >= b, z >= c.
Ví dụ với a = 1, b = 1, c = 2 và N = 5 thì có 3 nghiệm là (1, 1, 3), (1, 2, 2), (2, 1, 2) thỏa mãn
Đầu vào
- Dòng duy nhất chứa 4 số a, b, c, N
Giới hạn
- 0<=a, b, c, N<=100
Đầu ra
In ra số cặp thỏa mãn
Ví dụ :
Input 01
1 1 2 5
Output 01
3
Vẽ hình chữ nhật sao & số
Nộp bàiPoint: 200
Cho N là số dòng của HCN cần in, bạn hãy in ra HCN sao cho :
- Các vị trí viền của HCN là dấu *
- Các vị trí không phải viền của HCN thì dòng chẵn in ra các dấu ~, dòng lẻ in ra các dấu #
Đầu vào
- Số nguyên dương N
Giới hạn
3<=N<=100
Đầu ra
In ra hình theo yêu cầu
Ví dụ :
Input 01
7
Output 01
*******
*~~~~~*
*#####*
*~~~~~*
*#####*
*~~~~~*
*******
Tam giác sao & số
Nộp bàiPoint: 200
Cho N là số dòng của tam giác cân, bạn hãy in ra hình tương ứng như quy luật trong ví dụ mẫu.
Đầu vào
Số nguyên dương N
Giới hạn
5<=N<=100
Đầu ra
In ra tam giác cân theo yêu cầu
Ví dụ :
Input 01
8
Output 01
*
**
*3*
*44*
*555*
*6666*
*77777*
********
Chữ số đứng giữa lớn nhất
Nộp bàiPoint: 300
Một số nguyên dương N được gọi là số đẹp nếu nó thỏa mãn đồng thời những điều kiện sau :
Có số lượng chữ số là số lẻ
Không có chữ số nào của N được lớn hơn chữ số đứng giữa
Ví dụ : N = 12321 là số đẹp, N = 12939 là số đẹp, N = 18891 không được coi là số đẹp
Bạn hãy liệt kê các số đẹp như vậy trong đoạn 2 số [a, b], nếu trong đoạn [a, b] không tồn tại số đẹp thì in ra "28tech"
Gợi ý : Đếm xem N có bao nhiêu chữ số, khi tách chữ số tới giữa thì ghi nhận lại chữ số đứng giữa, so sánh chữ số đừng giữa vs chữ số lớn nhất nếu bằng nhau thì thỏa mãn.
Ví dụ N = 12981 có 5 chữ số thì khi tách tới chữ số thứ 3 từ cuối về thì ghi nhận lại số 9 là số đứng giữa. Trong quá trình tách thì tìm luôn cả chữ số lớn nhất.
Đầu vào
1 dòng duy nhất chứa 2 số a, b
Giới hạn
1<=a<=b<=10^6
Đầu ra
In ra các số đẹp mỗi số cách nhau 1 dấu cách hoặc in ra "28tech" nếu không tồn tại số đẹp trong đoạn [a, b]
Ví dụ :
Input 01
100 121
Output 01
110 111 120 121
Lũy thừa cơ số 2
Nộp bàiPoint: 100
Nhiệm vụ của bài tập này đơn giản, bạn hãy kiểm tra số tự nhiên N có phải là lũy thừa với số mũ nguyên không âm của 2 hay không. Ví dụ về các số thỏa mãn : 4, 8, 32, 1024...
Gợi ý : N là lũy thừa cơ số 2 thì khi liên tục chia cho 2 tới khi không chia hết nó sẽ bằng 1. VD 32 / 2 = 16 / 2 = 8 / 2 = 4 / 2 = 2 / 2 = 1
Đầu vào
Dòng duy nhất chứa số nguyên dương N
Giới hạn
1<=N<=10^18
Đầu ra
In ra YES nếu N là lũy thừa với cơ số 2, ngược lại in NO
Ví dụ :
Input 01
16
Output 01
YES