[CPP T9 WEEKLY CONTEST ]. TEST 2. CẤU TRÚC RẼ NHÁNH, VÒNG LẶP
[Kiểu dữ liệu-if else]. Bài 47. Chữ số hàng chục và đơn vị
Nộp bàiPoint: 100
Cho số tự nhiên N, 28tech coi số N là số đẹp nếu chữ số hàng đơn vị và chữ số hàng chục của nó có cùng tính chất chẵn lẻ, tức là cũng chẵn hoặc cùng lẻ. Bạn hãy xác định xem số N có phải là số đẹp hay không, nếu có in 28tech, ngược lại in 29tech.
Đầu vào
Số nguyên không âm N
Giới hạn
10<=N<=10^18
Đầu ra
In ra đáp án của bài toán
Ví dụ :
Input 01
282828282828282
Output 01
28tech
Input 02
282828282828229
Output 02
29tech
[Kiểu dữ liệu-if else]. Bài 48. Tổng liên tiếp
Nộp bàiPoint: 100
Cho dãy số S(n) = 1 + 2 + 3 + …. + n Nếu kết quả của S(n) có chữ số tận cùng là 1 số nguyên tố hãy in ra 28tech, ngược lại in ra 29tech.
Ví dụ S(5) = 1 + 2 + 3 + 4 + 5 = 15 có số hàng đơn vị là số nguyên tố.
Đầu vào
Số nguyên không âm N
Giới hạn
10<=N<=10^6
Đầu ra
In ra đáp án của bài toán
Ví dụ :
Input 01
5
Output 01
28tech
[Kiểu dữ liệu-if else]. Bài 49. Tính lương lập trình viên
Nộp bàiPoint: 100
Cho biết thu nhập của lập trình viên Tèo, bạn hãy xác định được thu nhập sau thuế và tiền thuế phải đóng của Tèo. Thuế thu nhập cá nhân được cho như sau :
Ví dụ : Tèo thu nhập 20.000.000 1 tháng thì anh ta phải đóng thuế 4.000.000 và thu nhập sau thuế là 16.000.000
Đầu vào
Số nguyên không âm N là lương của Tèo
Giới hạn
4000000<=N<=1000000000
Đầu ra
In ra thu nhập sau thuế và thuế theo mẫu. Lưu ý thuế và thu nhập sau thuế sẽ đều là số nguyên
Ví dụ :
Input 01
20000000
Output 01
Thu nhap : 16000000 VND
Thue : 4000000 VND
[Kiểu dữ liệu-if else]. Bài 50. Nguyên âm
Nộp bàiPoint: 100
Trong tiếng Anh có tất cả 5 nguyên âm là : u, e, o, a, i
28Tech cung cấp cho bạn 1 ký tự, nếu ký tự đó là nguyên âm (in hoa hoặc in thường) thì bạn hãy in ra dạng in hoa của ký tự đó còn nếu nó không phải là nguyên âm thì bạn hãy in ra mã ASCII của nó.
Đầu vào
Dòng duy nhất chứa ký tự c
Giới hạn
Ký tự c là chữ in hoa, in thường hoặc chữ số
Đầu ra
In ra đáp án của bài toán
Ví dụ :
Input 01
e
Output 01
E
Input 02
A
Output 02
A
Input 03
b
Output 03
98
Input 04
0
Output 04
48
Tổng bội 28
Nộp bàiPoint: 100
Ở bài trước chắc bạn cũng đã search google được công thức tổng tự nhiên liên tiếp từ 1 tới N, bây giờ bạn hãy dùng kiến thức đó để giải quyết bài toán sau : Cho số nguyên không âm N, hãy tính các bội số của 28 mà nhỏ hơn hoặc bằng N.
Đầu vào
Số nguyên không âm N
Giới hạn
0<=N<=10^8
Đầu ra
In ra đáp án của bài toán
Ví dụ :
Input 01
60
Output 01
84
[Vòng Lặp Cơ Bản]. Bài 11. Đếm ký tự
Nộp bàiPoint: 100
Cho N kí tự được nhập từ bàn phím, bạn hãy đếm xem trong dãy ký tự đã nhập có bao nhiêu ký tự in thường, in hoa, chữ số và ký tự đặc biệt(ko phải là chữ và số).
Gợi ý :
int n; cin >> n;
for(int i = 0; i < n; i++){
char c; cin >> c;
//kiểm tra c
}
//In kết quả
Đầu vào
Dòng 1 chứa N
Dòng 2 chứa N ký tự được nhập từ bàn phím viết cách nhau 1 dấu cách
Giới hạn
- 1<=N<=1000
Đầu ra
In ra 4 số tương ứng với số ký tự in thường, in hoa, chữ số và ký tự đặc biệt xuất hiện trong N ký tự đã cho
Ví dụ :
Input 01
8
2 8 t e C h # @
Output 01
3 1 2 2
[Vòng Lặp Cơ Bản]. Bài 12. Tần suất nguyên tố
Nộp bàiPoint: 100
Cho số nguyên N, hãy đếm xem mỗi chữ số nguyên tố (2, 3, 5, 7) của N xuất hiện bao nhiêu lần và in ra theo thứ tự từ bé đến lớn, nếu chữ số nào không xuất hiện thì không in.
Đầu vào
- Dòng duy nhất chứa N
Giới hạn
- 0<=N<=10^18
Đầu ra
In ra mỗi chữ số nguyên tố xuất hiện trong N kèm tần suất của nó theo thứ tự tăng dần
Ví dụ :
Input 01
22223335557
Output 01
2 4
3 3
5 3
7 1
[Vòng Lặp Cơ Bản]. Bài 13. Tính tổng chữ số chẵn của N
Nộp bàiPoint: 100
Cho số nguyên N, hãy tính tổng chữ số của N là số chẵn trong trường hợp N là số không âm, trường hợp N là số âm thì in ra NEGATIVE
Đầu vào
- Dòng duy nhất chứa N
Giới hạn
- -10^18<=N<=10^18
Đầu ra
In ra tổng chữ số của N hoặc NEGATVIE
Ví dụ :
Input 01
22883
Output 01
20
Input 02
-22883
Output 02
NEGATIVE
Số dư 28
Nộp bàiPoint: 200
Cho số tự nhiên N, 28tech muốn bạn tính kết quả của phép tính : 1%28 + 2%28 + 3%28 + …. + N%28 và in kết quả ra màn hình.
Ví dụ N = 5 thì sẽ có kết quả là 1%28 + 2%28 + 3%28 + 4 %28 + 5%28 = 15
Đầu vào
Số nguyên không âm N
Giới hạn
10<=N<=10^12
Đầu ra
In ra đáp án của bài toán
Ví dụ :
Input 01
5
Output 01
15
[Kiểu dữ liệu-if else]. Bài 46. Can chi
Nộp bàiPoint: 200
Đã gần đến Tết Nguyên Đán 2025, vậy các bạn đã biết năm 2025 âm lịch có tên gọi là gì chưa? Để xác định tên âm lịch của 1 năm người ta dựa vào Can Chi, có 10 Thiên Can lần lượt tương ứng với các số từ 0 tới 9, 12 Chi tương ứng với 12 con Giáp
10 Can : 0 : Canh, 1 : Tân, 2 : Nhâm, 3 : Quý, 4 : Giáp, 5 : Ất, 6 : Bính, 7 : Đinh, 8 : Mậu, 9 : Kỷ
12 Chi : Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi
Vậy để xác định tên âm lịch của 1 năm họ sẽ dựa vào chữ số cuối cùng của năm đó để biết năm đó có Can là gì, ví dụ năm 2023 có tận cùng là 3 nên nó sẽ can là Qúy, năm 2023 là năm Mão vì thế 2023 có tên âm lịch là Quý Mão.
Biết năm 1980 là năm Canh Thân, vậy bạn hãy xác định năm X (1980-2100) có tên âm lịch là gì ? Khi in ra đáp án hãy dùng chữ in hoa không dấu, Chú ý : Tý và Tị và chữ i dài i ngắn trong các tên Can, Chi.
Đầu vào
Dòng duy nhất chứa năm X.
Giới hạn
1980<=X<=2100
Đầu ra
In ra năm âm lịch tương ứng
Ví dụ :
Input 01
1981
Output 01
TAN DAU