[DSA T11 2024]. TEST 1. VECTOR, ITERATOR, PAIR
[Vector]. Bài 21. Bộ 3 số
Nộp bàiPoint: 100
Cho N bộ 3 số nguyên x, y, z, bạn hãy liệt kê các bộ 3 số có tổng x + y + z là số nguyên tố theo thứ tự ngược từ cuối về. Trong trường hợp không xuất hiện bộ 3 thỏa mãn thì in ra 28tech.
Đầu vào
Dòng 1 là N : số cặp
N dòng tiếp theo mỗi dòng là 1 bộ 3 số x, y, z
Giới hạn
1<=N<=20000
0<=x,y,z<=1000
Đầu ra
In ra các bộ 3 thỏa mãn theo thứ tự ngược với thứ tự xuất hiện hoặc in ra 28tech nếu không có bộ thỏa mãn
Ví dụ :
Input 01
10
2 0 10
2 4 8
17 19 10
14 15 8
15 6 14
7 12 13
3 1 13
9 8 5
1 18 9
11 11 8
Output 01
3 1 13
14 15 8
[Vector]. Bài 22. Xoay hình vuông
Nộp bàiPoint: 100
Cho 1 bảng số HCN có 2 dòng và 3 cột, ở mỗi bước bạn có thể chọn 4 ô trong hình vuông bên trái hoặc bên phải và quay theo chiều kim đồng hồ. Cho N lượt quay, bạn hãy in ra các ô trong HCN sau khi quay N lần.
Đầu vào
2 dòng đầu là 6 số trong bảng số ban đầu
Dòng thứ 3 là N : số lượt lượt quay
Dòng thứ 4 là N chữ cái L hoặc R, L tương ứng với xoay 4 ô trong hình vuông bên trái và R tương ứng với xoay 4 ô trong hình vuông bên phải
Giới hạn
1<=N<=1000
Đầu ra
In ra 2 dòng tương ứng với bảng số sau khi quay N lần
Ví dụ :
Input 01
2 3 4
5 6 7
2
L R
Output 01
5 3 2
6 7 4
[Vector]. Bài 23. Distinct list
Nộp bàiPoint: 100
Cho 1 danh sách các mảng 1 chiều, 2 mảng 1 chiều được coi là giống nhau nếu chúng có số lượng phần tử giống nhau và tất cả các phần tử trong 2 mảng này phải giống nhau tại từng vị trí.
Bạn hãy xác định xem N mảng 1 chiều đã cho có bao nhiêu mảng riêng biệt?
Đầu vào
Dòng 1 là N : số lượng mảng 1 chiều
N dòng tiếp theo mỗi dòng sẽ mô tả 1 mảng 1 chiều gồm chữ số đầu tiên của dòng là M : số lượng phần tử trong mảng, M số tiếp theo trên cùng dòng đó là các phần tử trong mảng
Giới hạn
1<=N<=1000
1<=M<=1000
Các phần tử trong mảng 1 chiều là số nguyên 32 bit.
Đầu ra
In ra số lượng mảng 1 chiều khác nhau
Ví dụ :
Input 01
5
3 1 2 3
3 1 2 3
5 1 1 1 1 1
4 2 2 2 2
4 2 2 2 2
Output 01
3
[Mảng 1 Chiều Cơ Bản]. Bài 61. Truy vấn phần tử khác nhau
Nộp bàiPoint: 100
Cho mảng A[] gồm N phần tử và nhiều truy vấn, mỗi truy vấn yêu cầu bạn đếm số lượng giá trị khác nhau trong đoạn từ chỉ số 0 tới chỉ số K.
Đầu vào
Dòng 1 là N : số phần tử trong mảng
Dòng 2 là N số viết cách nhau 1 dấu cách
Dòng thứ 3 là số truy vấn Q
Q dòng tiếp theo mỗi dòng là 1 số nguyên K
Giới hạn
1≤N≤10^3
0≤A[i]≤10^6
1<=Q<=10000
0<=K<=N-1
Đầu ra
Đối với truy vấn hãy in ra kết quả trên từng dòng
Ví dụ :
Input 01
6
1 2 1 2 3 1
3
2
4
5
Output 01
2
3
3
[Mảng 1 Chiều Cơ Bản]. Bài 62. Truy vấn đoạn nguyên tố
Nộp bàiPoint: 100
Cho mảng A[] gồm N phần tử và nhiều truy vấn, mỗi truy vấn yêu cầu bạn đếm số lượng phần tử trong mảng là số nguyên tố trong đoạn chỉ số [L, R]
Đầu vào
Dòng 1 là N : số phần tử trong mảng
Dòng 2 là N số viết cách nhau 1 dấu cách
Dòng thứ 3 là số truy vấn Q
Q dòng tiếp theo mỗi dòng là 2 chỉ số L, R
Giới hạn
1≤N≤10^3
0≤A[i] ≤10^6
1<=Q<=10000
0<=L<=R < N
Đầu ra
Đối với truy vấn hãy in ra kết quả trên từng dòng
Ví dụ :
Input 01
6
1 2 1 2 3 1
2
2 3
0 5
Output 01
1
3
Dãy số 28Tech
Nộp bàiPoint: 100
Dãy số 28Tech được định nghĩa như sau :
F[1] = 2
F[2] = 8
F[n] = 2 * F[n - 1] + 8 * F[n-2] với n >= 3
Dãy số 28Tech gồm những số đầu tiên là : 2, 8, 32, 128, 512, 2048 .....
Bạn hãy in ra số 28Tech thứ N sau khi chia dư cho 1000000007
Gợi ý : Làm tương tự như số Fibonacci, lưu dãy 28Tech vào mảng F[], tính trước mảng F tới số thứ 1000000, sau đó mỗi test nhập N thì in ra F[N], nhớ chia dư trong quá trình tính toán.
Đầu vào
Dòng 1 là số bộ test T
T dòng tiếp theo mỗi dòng là số N
Giới hạn
1<=T<=1000
1<=N<=10^6
Đầu ra
In ra kết quả của mỗi test trên 1 dòng
Ví dụ :
Input 01
3
5
2
3
Output 01
512
8
32
Số Tribonacci
Nộp bàiPoint: 100
Dãy số Tribonacci được định nghĩa như sau :
T1 = 0
T2 = 0
T3 = 1
T(n) = T(n - 1) + T(n - 2) + T(n - 3) với n >= 4
Những số Tribonacci đầu tiên : 0, 0, 1, 1, 2, 4, 7, 13, 24....
Nhiệm vụ của bạn là hãy in ra N số Tribonacci đầu tiên.
Đầu vào
Dòng duy nhất chứa số nguyên N
Giới hạn
1<=N<=50
Đầu ra
In ra N số Tribonacci đầu tiên, mỗi số cách nhau một dấu cách.
Ví dụ :
Input 01
9
Output 01
0 0 1 1 2 4 7 13 24
Tý và Tèo
Nộp bàiPoint: 100
Tý và Tèo là 2 người bạn thân và cả 2 đều rất thích hoa, trong vườn hoa nhà Tý có N bông hoa, mỗi bông hoa có vẻ đẹp được quy định là A[i]. Tý muốn nhờ Tèo tìm xem trong vườn thì vẻ đẹp chênh lệch lớn nhất giữa 2 bông hoa bất kỳ là bao nhiêu. Và có bao nhiêu cặp bông hoa thỏa mãn điều kiện đó, 2 cặp bông hoa được coi là khác nhau nếu ít nhất 1 trong 2 bông trong 2 cặp đó khác nhau.
Ví dụ : Vẻ đẹp của các bông hoa trong vườn là {1, 1, 5, 8, 3, 9, 9} thì 8 là vẻ đẹp chênh lệch lớn nhất giữa 2 bông hoa và có 4 cặp thỏa mãn điều kiện này.
Đầu vào
Dòng đầu tiên là N : số lượng bông hoa trong vườn
Dòng 2 là vẻ đẹp của N bông hoa trong vườn
Giới hạn
2<=N<=10^6
0<=A[i]<=10^9
Đầu ra
Dòng 1 in ra vẻ đẹp chênh lệch lớn nhất
Dòng 2 in ra số cặp thỏa mãn
Ví dụ :
Input 01
7
1 1 5 8 3 9 9
Output 01
8
4