[DSA T4 2024]. TEST 4. SẮP XẾP, TÌM KIẾM, LÝ THUYẾT SỐ & TỔ HỢP
[Sắp Xếp - Tìm Kiếm]. Bài 52. Sắp xếp mảng
Nộp bàiPoint: 1
Cho mảng A[] gồm N phần tử, 28tech muốn bạn kiểm tra xem liệu có thể lật ngược 1 dãy con liên tiếp bất kỳ trong mảng 1 lần duy nhất để tạo thành mảng tăng dần hay không?
Ví dụ A = [1, 2, 5, 4, 3, 7, 8 ,9] bạn có thể lật ngược lại đoạn [2, 5, 4] để tạo thành mảng [1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9]
Gợi ý : Tìm left là chỉ số bắt đầu của dãy còn cần lật (a[left] > a[left + 1]) và chỉ số right là chỉ số cuối cùng của dãy con cần lật (a[right] < a[right - 1]). Nếu left ko tồn tại tức mảng đã tăng dần rồi, còn nếu left và right tồn tại thì lật ngược đoạn đó là và kiểm tra xem sau khi lật thì mảng có tăng dần không?
Đầu vào
Dòng 1 là N : các phần tử trong mảng
Dòng 2 là N số trong mảng
Giới hạn
1<=N<=10^6
0<=A[i] <= 10^9
Đầu ra
In ra 28tech nếu có thể lật ngược mảng con để tạo thành mảng tăng dần, ngược lại in ra 29tech
Ví dụ :
Input 01
5
1 4 3 2 5
Output 01
28tech
Input 02
5
1 4 2 3 5
Output 02
29tech
Trailing zeros of array
Nộp bàiPoint: 1
Cho mảng A[] gồm N phần tử, gọi X là tích các phần tử trong mảng A[], bạn hãy xác định xem X có bao nhiêu chữ số 0 liên tiếp tính từ chữ số cuối cùng của X.
Ví dụ A = [2, 5, 10, 3, 1, 2], X = 600 sẽ có 2 chữ số 0 tận cùng tính từ cuối
Gợi ý : Tương tự như bài trailing zero, bạn cần phần tích thừa số nguyên tố của từng số trong mảng A[] để đếm số lần xuất hiện của số 2 và 5
Đầu vào
Dòng 1 là N
Dòng 2 gồm N số trong mảng A[]
Giới hạn
1<=N,M<=10^6
0<=A[i]<=10^6
Đầu ra
In ra đáp án của bài toán
Ví dụ :
Input 01
6
2 5 10 3 1 2
Output 01
2
Nhóm bạn thân thiện
Nộp bàiPoint: 1
Tại lớp học của 28Tech có N bạn học sinh tham gia, 28Tech muốn chọn ra K bạn trong N bạn này để thành lập nhóm làm contest. Tuy nhiên 28Tech muốn độ chênh lệch trình độ của các bạn trong nhóm là nhỏ nhất có thể. Trong đó độ chênh lệch trình độ của nhóm bằng hiệu của bạn có trình độ lớn nhất và nhỏ nhất trong nhóm. Mỗi bạn tham gia lớp học tại 28Tech có trình độ tương đương với điểm số được cho trong mảng A[], A[i] là trình độ của bạn học sinh thứ i. Bây giờ bạn hãy tìm ra độ chênh lệch nhỏ nhất về trình độ của 1 nhóm làm contest.
Ví dụ A = [3, 9, 10, 20, 14, 7] và K = 3 thì sẽ chọn nhóm [7, 9, 10] có độ chênh lệch tối ưu là 3.
Gợi ý : Sắp xếp rồi xét các cửa sổ cỡ K
Đầu vào
Dòng 1 là N : số lượng học sinh và K
Dòng 2 gồm N số trong mảng A[] là trình độ của các bạn từ 1 tới N
Giới hạn
1<=N<=10^6
0<=A[i]<=10^6
Đầu ra
In ra kết quả tối ưu tìm được
Ví dụ :
Input 01
6 3
3 9 10 20 14 7
Output 01
3
Cửa hàng đồ chơi
Nộp bàiPoint: 1
Cửa hàng 28Toys có N đồ chơi được gán giá cho mỗi trò chơi được mô tả bằng mảng price[], trong đó price[i] đô la là giá của đồ chơi thứ i. Tèo là một học sinh lớp 6 mới mượn được mẹ K đô la, Tèo muốn sử dụng số tiền này một cách tối ưu bằng cách chọn số lượng đồ chơi lớn nhất có thể mua bằng K đô la. Bạn hãy giúp Tèo tìm số lượng đồ chơi tối đa mà Tèo có thể mua
Ví dụ price = [3, 10, 2, 1, 9, 20, 8] và K = 16 thì Tèo có thể mua tối đa 4 đồ vật là [3, 2, 1, 9]
Gợi ý : Sắp xếp tăng dần để lựa những đồ vật rẻ nhất và chọn ra những số đầu tiên có tổng <= K
Đầu vào
Dòng 1 là N và K : số lượng đồ chơi và số tiền của Tèo
Dòng 2 gồm N số trong mảng price[] là giá triền các đồ chơi từ 1 tới N
Giới hạn
1<=N<=2.10^5
1<=K<=2.10^14
0<=A[i]<=10^9
Đầu ra
In ra số đồ chơi tối đa Tèo có thể mua
Ví dụ :
Input 01
7 16
3 10 2 1 9 20 8
Output 01
4
[Tham Lam]. Bài 49. Mảng bằng nhau
Nộp bàiPoint: 1
28Tech định nghĩa 2 mảng bằng nhau là 2 mảng mà tích các phần tử trong 2 mảng này bằng nhau. Cho 2 mảng A[], B[] gồm N, M phần tử, bạn hãy xác định xem mảng A[], B[] có bằng nhau hay không, nếu có in 28tech, ngược lại in ra 29tech.
Đầu vào
Dòng 1 là N và M
Dòng 2 gồm N số trong mảng A[]
Dòng 3 gồm M số trong mảng B[]
Giới hạn
1<=N,M<=10^5
1<=A[i],B[i]<=6.10^18
Đầu ra
In ra 28tech hoặc 29tech theo yêu cầu
Ví dụ :
Input 01
2 3
9 3
3 3 3
Output 01
28tech